(HBĐT) - Từ thời kỳ trung đại, cuối thiên niên kỷ 1, sau công nguyên, thời người Việt - Mường còn chung một gốc, sử dụng một ngôn ngữ đến thời kỳ cận đại (1858 - 1945). Thời người Mường đã phát minh, sử dụng phương thức trình tấu một, hai người với một, hai chiếc chiêng vào ban đêm. Với chức trách của người tuần tra và tiếng chiêng âm vang trầm hùng trên đường làng, ngõ xóm nhắc nhở mọi người đề phòng kẻ gian, trộm cắp, kẻ cướp xâm hại gia đình, làng, xóm và nhắc nhở mọi nhà phải cẩn trọng bếp núc, củi lửa đề phòng hỏa hoạn. Tiếng chiêng cũng được sử dụng hữu hiệu khi lên rừng kéo gỗ làm nhà, săn thú, xuống sông, suối đánh cá để cải thiện bữa ăn, nâng cao đời sống.
(HBĐT) - Sở hữu khuôn viên đẹp ở vị trí đắc địa với 46 phòng nghỉ, bể bơi, bể tắm sục, khu xông hơi mát xa, hội trường lớn, nhà hàng và đội ngũ nhân viên phục vụ chuyên nghiệp... nhiều năm qua, Trung tâm điều dưỡng người có công Kim Bôi còn được biết đến là nơi tổ chức sự kiện, kết hợp du lịch nghỉ dưỡng hấp dẫn.
Những ai đã một lần đến Hoàng Su Phì, một huyện biên giới vùng cao của tỉnh Hà Giang, đều không khỏi ngỡ ngàng khi tận mắt ngắm lớp lớp thửa ruộng bậc thang uốn lượn bao quanh những sườn núi. Từ những thửa ruộng bậc thang này, nhiều nét văn hóa, tín ngưỡng độc đáo gắn với cây lúa của bà con đã được lưu giữ và có ý nghĩa quan trọng cho tới hôm nay. Bởi chính những nét duyên ấy mà ruộng bậc thang Hoàng Su Phì một lần nữa có tên trong Di sản quốc gia Việt Nam.
Theo phóng viên Báo Nhân Dân thường trú tại Trung Quốc, ngày 21-10, tại Bắc Kinh, diễn ra Toạ đàm ra mắt sách “Người cha của chúng tôi Nguyễn Sơn - Hồng Thủy, Lưỡng quốc Tướng quân Việt Nam - Trung Quốc” do Nhà xuất bản sách Trung Quốc, thuộc Viện Nghiên cứu báo chí xuất bản Trung Quốc tổ chức.
(HBĐT) - Cùng cán bộ văn hóa xã Bắc Phong (Cao Phong) đến thăm xóm Tiến Lâm 1, Tiến Lâm 2, chúng tôi ngỡ ngàng trước sự đổi thay nơi đây. Cuộc sống của người Dao như khoác lên mình tấm áo mới. Cái đói, cái nghèo không còn đeo đẳng nữa. Những đồi cam xanh ngút ngàn. Con đường bê tông rộng thênh thang thuận lợi cho con em người Dao đến trường. Đặc biệt, người Dao đang hòa mình cùng cộng đồng các dân tộc xây dựng đời sống văn hóa mới.
(HBĐT) - Huyện Lương Sơn vừa tổ chức lễ gắn biển chào mừng kỷ niệm 130 năm thành lập huyện tại cầu Bãi Sỏi, xã Nhuận Trạch.
(HBĐT) - Ngày 21/10, Ban tổ chức cuộc thi tìm hiểu lịch sử huyện Lạc Thủy 130 năm xây dựng và phát triển đã tổ chức hội nghị tổng kết và trao giải cuộc thi.
(HBĐT) - Ban Tổ chức Lễ kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh, 25 năm tái lập tỉnh và Lễ hội Chiêng Mường Hòa Bình lần thứ 2 năm 2016 đã ban hành Quyết định số 120/QĐ-BTC ngày 11/10/2016 về việc phê duyệt chương trình tổng thể các hoạt động Lễ kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh, 25 năm tái lập tỉnh và Lễ hội Chiêng Mường tỉnh Hòa Bình lần thứ 2 năm 2016.
(HBĐT) - “Quê hương Nam Thượng bao la/ Danh lam thắng cảnh quê nhà giàu sang / Có hồ dẫn nước quanh nhà / Có đường đi lại xóm làng yên vui / Ruộng ao có cá chân bèo / Quyết tâm xóa đói - giảm nghèo…”. Những lời ca ngọt ngào của bài dân ca Mường “Lưu Thủy” được các cụ Hội NCT xã Nam Thượng (Kim Bôi) thể hiện đã đi vào trái tim của bao người. Từ xa xưa, dân tộc Mường đã coi dân ca Mường là loại hình giao tiếp, lời tâm sự, tỏ tình với người khác giới, là sự rung động của trái tim. Khi hát, họ được thể hiện tâm tư, tình cảm nỗi lòng mọi lúc, mọi nơi.
Có rất nhiều phóng sự ảnh về người phụ nữ Việt Nam xinh đẹp từ ngoại hình đến nhân cách sống, tinh thần lao động, đức tính chịu thương chịu khó và hi sinh gửi đến Cuộc thi phóng sự ảnh Việt Nam - Đất nước - Con người.
(HBĐT) - Sáng 19/10, BCĐ về Di sản văn hóa Mo Mường Hòa Bình tổ chức cuộc họp đánh giá kết quả công tác 9 tháng năm 2016 và triển khai nhiệm vụ trong thời gian tới. Đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng BCĐ chủ trì cuộc họp.
(HBĐT) - Vừa qua, Công đoàn Tổng công ty Cổ phần may xuất khẩu Sông Đà đã tổ chức Hội diễn Văn nghệ quần chúng chào mừng kỷ niệm 86 năm ngày thành lập Hội LHPN Việt Nam.
Những bộ sưu tập áo dài duyên dáng đầy mầu sắc đậm chất Hà Nội trong đêm khai mạc Festival Áo dài Hà Nội tại Hoàng thành Thăng Long đã để lại những dấu ấn khó phai trong lòng khán giả.
Tối 15-10, Lễ hội hoa Tam giác mạch tỉnh Hà Giang lần thứ II-2016 được khai mạc tại thị trấn Đồng Văn, huyện Đồng Văn (Hà Giang).
(HBĐT) - Đó là làng Hanok Namsan nằm dưới chân núi Namsan, nơi có tháp Namsan nổi tiếng mà người dân Hàn Quốc xem như đó là “tháp Eiffel” của họ. Trong chuyến thăm quan các địa danh nổi tiếng của thủ đô Seoul, đoàn chúng tôi có khoảng 2 giờ đồng hồ dừng chân tại ngôi làng và có những trải nghiệm thú vị.