Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 được đưa vào dạy học từ năm học 2020-2021 theo hình thức cuốn chiếu, sau 4 năm đã thu được những kết quả bước đầu. Năm học mới 2024-2025, Chương trình sẽ được triển khai cho khối lớp 5, 9 và 12 là những khối lớp cuối cùng để ngành Giáo dục hoàn thành đầy đủ, đồng bộ các môn học, hoạt động giáo dục theo tinh thần đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
Hàng vạn học sinh tỉnh Hoà Bình đã phấn khởi tựu trường chuẩn bị cho năm học mới 2024 - 2025. Cùng với niềm háo hức của học sinh là sự kỳ vọng của phụ huynh và toàn xã hội về một nền giáo dục phát triển. Chào đón năm học mới, các trường học trên địa bàn tỉnh đã hoàn thiện việc chuẩn bị cơ sở vật chất, trang trí khuôn viên trường, lớp học, dọn vệ sinh môi trường...
Ngày 4/9, Ban Chỉ huy quân sự huyện Cao Phong phối hợp các cơ quan, đơn vị lực lượng vũ trang đóng quân trên địa bàn tổ chức tặng sách giáo khoa và học bổng cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện năm học 2024 - 2025.
Nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy và học, xây dựng nhà trường trở thành cơ sở giáo dục uy tín trên địa bàn TP Hòa Bình, Trường mầm non Đồng Tiến đẩy mạnh hoạt động công đoàn gắn với các phong trào thi đua. Từ đó, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ, chỉ tiêu năm học, đồng thời xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh.
Ngành Giáo dục xác định chủ đề năm học 2024 - 2025 là "Đổi mới sáng tạo, nâng cao chất lượng, đoàn kết kỷ cương”. Cụ thể, có 12 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm được đề ra trong Kế hoạch của ngành Giáo dục và Đào tạo.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất 4 hình thức đào tạo liên kết trình độ đại học, thạc sĩ và tiến sĩ.
Từ năm 2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo dự kiến sẽ tăng tỷ lệ sử dụng điểm học bạ trong xét công nhận tốt nghiệp THPT cho học sinh.
Những năm qua, ngành Giáo dục tỉnh Hòa Bình tích cực triển khai các phong trào thi đua, đồng thời có nhiều chính sách chăm lo cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo (GD&ĐT), từ đó gặt hái nhiều thành quả quan trọng.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn: "Chăm lo cho thiếu nhi là chăm lo cho thế hệ măng non tương lai của đất nước”. Thấm nhuần lời dạy của Người, tỉnh Hoà Bình không ngừng chú trọng công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (BV, CS&GDTE) bằng những hoạt động thiết thực. Trẻ em trên địa bàn tỉnh được chăm lo ngày một tốt hơn.
Những năm qua, Trường phổ thông dân tộc nội trú THPT tỉnh chú trọng làm tốt công tác quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng học sinh. Đảng ủy, Ban Giám hiệu nhà trường tích cực tham mưu UBND tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo nhằm phát triển quy mô nhà trường, tạo điều kiện cho học sinh là người dân tộc thiểu số được học tập, rèn luyện trong môi trường giáo dục tốt.
Tính đến 17 giờ ngày 27/8, các thí sinh trúng tuyển đại học đợt 1 năm 2024 đã hoàn thành việc xác nhận nhập học trực tuyến trên Hệ thống chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Cùng với đó, nhiều cơ sở giáo dục đại học đã tiến hành làm thủ tục nhập học cho thí sinh tại nhà trường.
Thời gian qua, cải cách hành chính (CCHC) là nhiệm vụ được ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Hòa Bình chú trọng, tập trung nhiều giải pháp đổi mới, nâng cao hiệu quả. Ngành tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành, giải quyết hồ sơ, thủ tục hành chính (TTHC), góp phần nâng cao chất lượng công tác quản lý, giáo dục trên địa bàn tỉnh.
Để chuẩn bị cho ngày hội toàn dân đưa trẻ đến trường và khai giảng năm học mới 2024 - 2025, Trường Mầm non tư thục Bông Mai, thị trấn Vụ Bản (Lạc Sơn) dành gần 1 tỷ đồng sửa sang, trang trí các phòng học và mua thêm một số thiết bị phục vụ dạy và học. Theo đại diện nhà trường, các phụ huynh tin tưởng trường gửi gắm con em, bởi đội ngũ giáo viên đều có trình độ chuyên môn cao đẳng, đại học và yêu nghề, mến trẻ. Hằng năm, trường mở 10-12 lớp với khoảng 200 trẻ; chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục với việc ứng dụng phương pháp Steam, phát triển các kỹ năng cho trẻ và tổ chức nhiều hoạt động trải nghiệm vui nhộn, bổ ích.