Nhiều sinh viên năm cuối một số trường đại học đang nháo nhào tìm cách sở hữu một tấm chứng chỉ ngoại ngữ để bổ sung hồ sơ xét tốt nghiệp. Thời điểm xét tốt nghiệp đang đến gần, cuộc săn tìm vì thế nóng lên từng ngày.
Túi tiền eo hẹp, lại phải gánh thêm những đợt tăng giá điện, nước của chủ trọ, nhiều sinh viên học tại Hà Nội đang lao đao xoay xở chi tiêu tiết kiệm.
(HBĐT)- Ngày 6/5, trường Mầm non Sơn Ca (phường Phương Lâm- TP Hòa Bình) đã tổ chức hội thi “Bé thông minh - Vui khỏe” năm 2011.
Chiều 4-5, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thị Bích Ngọc đã chủ trì Hội nghị giao ban công tác GD-ĐT năm học 2010-2011 với đại diện lãnh đạo các quận, huyện, thị xã trên địa bàn TP. Giải quyết vấn đề biên chế cho giáo viên (GV) mầm non để bảo đảm an toàn tuyệt đối cho trẻ, thực hiện Đề án phổ cập mẫu giáo 5 tuổi và giảm áp lực tuyển sinh vào các lớp đầu cấp (mầm non, lớp 1, lớp 6) năm học 2011-2012 là hai vấn đề "nóng" được tập trung bàn thảo tại hội nghị.
Ngày mai 7-5, các sở GD-ĐT trên cả nước kết thúc bàn giao hồ sơ cho các trường ĐH-CĐ. Tại các tỉnh phía Nam, những trường có đào tạo nhóm ngành kỹ thuật thấp thỏm lo không có người học khi hồ sơ đăng ký thi vào những ngành này chỉ lác đác
Hồ sơ chủ yếu nộp vào những ngành dễ xin việc, đặc biệt với khối kỹ thuật, nông nghiệp. Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội có thể coi là sự lựa chọn hàng đầu của thí sinh khu vực phía Bắc
Số liệu tổng hợp từ các địa phương cho thấy thí sinh có xu hướng chọn các trường mức điểm chuẩn trung bình. Hôm nay 5.5, các sở GD-ĐT sẽ chính thức bàn giao hồ sơ (HS) đăng ký dự thi (ĐKDT) cho các trường ĐH-CĐ tại khu vực phía Bắc. Các trường phía Nam sẽ nhận HS vào ngày 7.5.
Việt Nam có nguồn lao động dồi dào, nhưng chất lượng lao động còn hạn chế do thiếu nguồn nhân lực có tay nghề, vì vậy đào tạo nghề sẽ là một trong những ưu tiên số 1 của ngành giáo dục trong những năm tới nhằm giải quyết tình trạng “thừa thầy thiếu thợ”.
Phương pháp đào tạo còn quá nặng nề lý thuyết, chưa gắn liền với thực tế công việc cụ thể dẫn đến tình trạng sinh viên có thói quen học một cách thụ động…
Những ngày trời mưa, để đến được xã Tén Tằn (Mường Lát, Thanh Hóa) dạy học, các giáo viên phải cuốc bộ hàng chục cây số. Nhiều hôm đường đất sét đặc quánh bùn đất, thầy cô phải xin ngủ lại nhà dân.
“Do thực trạng giáo dục Việt Nam yếu kém nên rất nhiều phụ huynh không yên tâm. Điều đó tạo ra một tâm lý hay nói chính xác hơn là một nhu cầu, một cơn khát cho con em mình học một trường tốt.” Ông Nguyễn Kế Hào, nguyên Vụ trưởng Vụ Tiểu học, Bộ GD-ĐT nhận định.
Thí sinh có thể hỏi và học 24 giờ/7 ngày trong tuần với thầy giáo, được chăm sóc chế độ ăn đặc biệt với cấp dưỡng riêng, học phí chỉ thanh toán sau khi đỗ đại học... đó là những nét cơ bản về lớp học “gia sư thủ khoa”.
Đã gần hết năm học 2010-2011 nhưng việc thực hiện chi trả tiền miễn, giảm học phí chưa thực hiện khiến nhiều phụ huynh, học sinh miền Trung gặp khó khăn.
Ngày 2-5, gần 78.000 học sinh lớp 9 tại TPHCM bắt đầu nộp đơn dự tuyển lớp 10 vào các trường công lập. Theo thông báo của Sở GD-ĐT TPHCM, năm học 2011 - 2012, tổng chỉ tiêu vào lớp 10 công lập tăng hơn 2.862 chỉ tiêu so với năm học trước. Tuy nhiên, phụ huynh, học sinh (HS) cần thận trọng vì con số tăng chủ yếu là “chỗ ngồi” ở khu vực xét tuyển. Các trường tốp trên vốn thu hút đông HS lại giảm chỉ tiêu đột ngột nên cuộc đua vào lớp 10 sẽ không kém phần căng thẳng.
Liên quan đến thông tin nghi vấn lộ đề kiểm tra học kỳ 2 môn Toán tại TP.HCM đăng trên Báo Thanh Niên số ra ngày 1.5, chiều hôm qua, ông Nguyễn Hoài Chương - Phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM đã trao đổi với phóng viên Thanh Niên.