Giáo viên dạy tiểu học phải được đào tạo nghề nghiệp, kỹ năng sư phạm ngay từ trong trường đào tạo, người không được đào tạo sư phạm tiểu học không thể dạy được bậc tiểu học. Với đặc thù này nên để trở thành giáo viên tiểu học không đơn giản một chút nào.

Đào tạo nghề cho lao động nông thôn - cơ hội cần tận dụng

(HBĐT) - Đào tạo nghề cho lao động nông thôn được xem là điểm mấu chốt góp phần xoá đói - giảm nghèo bền vững. Chính vì vậy, trong những năm qua, công tác đào tạo nghề cho lao động nghèo, lao động nông thôn luôn được các cấp uỷ Đảng, chính quyền đặc biệt quan tâm. Vừa qua, Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn mới được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đã thực sự tạo cơ hội mới cho người lao động.

Tuyển sinh ĐH-CĐ năm 2011 - Chạy đua theo số lượng

Bộ GD-ĐT mới công bố chỉ tiêu tuyển sinh ĐH-CĐ năm 2011 tăng khoảng 33.500 chỉ tiêu so với năm 2010 (514.500 chỉ tiêu). Như vậy, kỳ tuyển sinh năm nay tiếp tục chạy theo số lượng khi có sự mất cân đối ở việc xác định tổng chỉ tiêu tuyển mới và cả chỉ tiêu ở từng trường, từng nhóm ngành.

Chi hơn 1.765 tỉ đồng cho đào tạo

Theo Bộ GD-ĐT, năm 2011, ngân sách phân bổ cho đào tạo học sinh, sinh viên trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề, CĐ, ĐH và sau ĐH là hơn 1.765 tỉ đồng, trong đó chi bù học phí cho các trường sư phạm là hơn 249 tỉ đồng.

Từ 2011, 90% trường ĐH của Pháp tự chủ tài chính

Từ tháng 1/2011, các trường đại học ở Pháp sẽ tự lo cho “số phận” của mình, theo báo Le Figaro số ra ngày 31/12/2010. Các trường này sẽ phải tự quản lý nguồn nhân lực, ngân sách mà trước đây họ phải tuân theo sự hướng dẫn của Nhà nước.

Công đoàn trường tiểu học Quý hòa (Lạc Sơn): Chăm lo thiết thực đời sống cán bộ, giáo viên

(HBĐT) - Cô giáo Trần Thị Bảy, Chủ tịch công đoàn trường tiểu học Quý Hòa (Lạc Sơn) cho biết: Nhà trường đã coi CVĐ “ Kỷ cương - tình thương - trách nhiệm” gắn với chăm lo đời sống cán bộ, giáo viên. Từ đó, công đoàn nhà trường vận động cán bộ, giáo viên thực hiện nghiêm pháp luật của Nhà nước, chấp hành tốt quy chế của ngành, nội quy, quy chế của nhà trường. Các giáo viên của trường luôn giúp đỡ nhau trong công tác và cuộc sống. Riêng phong trào thi đua “Hai tốt”, ngoài việc tổ chức hội giảng, thăm lớp, dự giờ, Ban giám hiệu nhà trường đặc biệt chú trọng quản lý nề nếp giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh.

Xử lý các vi phạm trong triển khai dự án thành lập trường

Trong năm 2011, Bộ sẽ thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm trong việc triển khai dự án thành lập trường.

Học sinh Amsterdam nhận được đầu tư cao nhất

Mức phân bổ ngân sách đầu tư cho mỗi học sinh Trường Trung học phổ thông Chuyên Hà Nội-Amsterdam là 15 triệu đồng/học sinh mỗi năm, cao nhất trong các bậc học.

Giáo viên thành phố lo... “chạy” Tết

Thưởng Tết chỉ mang tính tinh thần là chính nên nhiều giáo viên phải nhanh tay sắm Tết sớm vì lo giá cả leo thang. Một cái Tết no đủ - điều đơn giản đó lại là mong muốn của rất nhiều người theo nghề giáo.

Giáo dục năm 2011 có gì mới?

Năm 2010 đã qua, ngành giáo dục đã có nhiều thành tích và gặt hái được nhiều thành công đáng kể. Vậy năm 2011, ngành giáo dục có gì mới?

Đứng nhất, các nhà giáo dục vẫn kêu gọi cải cách

Năm nay, lần đầu tiên, các trường học Trung Quốc tham gia kiếm định chất lượng giáo dục theo chuẩn quốc tế PISA. Cuộc kiểm định cho thấy kết quả thú vị về một bức tranh chưa đầy đủ của các học sinh có kết quả cao nhất về đọc, viết và làm toán.

Tháng 1-2010: Ban hành điều kiện mở ngành đào tạo ĐH- CĐ

Theo Bộ GD-ĐT, dự kiến trong nửa đầu tháng 1-2011, Bộ GD-ĐT sẽ ban hành điều kiện mở ngành đào tạo ĐH- CĐ, TCCN trở lại

Cùng chung sức để CVĐ “hai không” dần đi vào thực chất

(HBĐT) - Tại hội nghị tổng kết năm học 2006-2007, Sở GD&ĐT, công đoàn ngành và đại diện các phòng GD&ĐT huyện, thành phố, trường và trung tâm trực thuộc đã ký cam kết thực hiện tốt CVĐ “Hai không”. Dấu hiệu ban đầu này đã tạo khí thế để tỉnh thực hiện có hiệu quả tinh thần Chỉ thị số 33 ngày 8/9/2006 của Thủ tướng Chính phủ về chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục…

Báo SGGP bình chọn 10 sự kiện giáo dục nổi bật năm 2010

 

1. GS Ngô Bảo Châu đoạt “Nobel toán học”

Khoảnh khắc 12 giờ 55 phút ngày 19-8-2010 trở thành cột mốc vàng trong lịch sử toán học VN khi GS Ngô Bảo Châu được xướng tên là một trong số 4 nhà toán học đoạt huy chương Fields (được xem như giải Nobel cho lĩnh vực toán học).

Môn giáo dục công dân đang rối

Bảo vệ môi trường, giáo dục an toàn giao thông, giới tính, giáo dục quốc phòng, kỹ năng sống, phòng chống tham nhũng... tất cả đều được dồn vào môn giáo dục công dân khiến giáo viên và học sinh mệt mỏi